Triết lý giáo dục

Triết lý của Trường Đại học Sài gòn 

“Rèn đức, luyện tài, vững bước, hội nhập”

Rèn đức: việc rèn đạo đức cho thế hệ trẻ trong đó có người được đào tạo tại trường Đại học Sài Gòn là vấn đề mà Nhà trường luôn quan tâm giúp bản thân người học nhận ra giá trị đích thực của cuộc sống. Rèn đức được hiểu là luôn có khát vọng hành động vì lọi ích của mọi người. Rèn luyện đức với cái tâm trong sáng, với lòng nhiệt thành kết hợp và chỉ dẫn vởi cái tài, bởi năng lực thông tuệ.

Luyện tài: trong thời đại ngày nay sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước đòi hỏi những con người,  những thế hệ trẻ phát huy tài năng trên tất cả các lĩnh vực, trở thành những con người có tri thức và phẩm chất đạo đức cao đẹp. DO vậy, việc luyện tài thông qua việc học trên lớp, học từ môi trường xung quanh và tự học phải luôn được đẩy mạnh và khơi dậy tinh thần hăng say miệt mài học tập với động cơ và thái độ đúng đắn, với tinh thần kiên trì và tích cực nhất để có được tay nghề cao trong công việc của mình để vươn lên làm chủ khoa học, làm chủ công nghệ là một phần trách nhiệm của ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung.

Vững bước: đó là sự phát triển bền vững có thể đáp ưng được nhu cầu của các bên liên quan không những ở thời điểm hiện tại mà còn trong tương lai, gắn với nghề nghiệp và đáp ứng nhu cầu xã hội. PHát triển bền vững liên quan đến sứ mạng và tầm nhìn của nhà trường trong việc đào tạo người học có năng lực, phẩm chất cần thiết trong quá trình học tập, làm việc trước và sau khi tốt nghiệp.

Hội nhập: giáo dục người học có khả năng tiếp nhận kiến thức mới, tinh hoa văn hóa trên thế giới nhằm thức đẩy sự phát triển, tiến bộ quốc gia. Sinh viên trường dại học Sài Gòn phải được đào tạo theo xu hướng hội nhập quốc tế là khả năng học tập và làm việc theo xu thế của lực lượng lao động hiện nay và được đánh giá theo tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế.

Triết lý của Khoa Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Sài Gòn

“Trách nhiệm, chuyên nghiệp, đổi mới, phát triển”

+ Trách nhiệm: việc rèn đạo đức cho người học được đào tạo tại Khoa QTKD luôn được quan tâm hàng đầu, thể hiện tinh thần trách nhiệm của Khoa đối với thế hệ trẻ, cũng như giúp bản thân người học nhận ra giá trị của tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, đối với tập thể, đối với tổ chức, với xã hội. Trách nhiệm trong việc luôn tự rèn luyện, không ngừng học tập, mọi lúc mọi nơi.

+ Chuyên nghiệp: mục đích “luyện tài” cho thế hệ trẻ thông qua việc dạy và học trên lớp, từ môi trường xung quanh và việc tự học phải luôn được đẩy mạnh, khơi dậy động cơ và thái độ đúng đắn, với tinh thần kiên trì và tích cực để có được tay nghề cao trong công việc quản trị và kinh doanh. Tính chuyên nghiệp được thể hiện trong suy nghĩ, nhận thức, hành xử và trong các mối quan hệ xã hội, là đích đến của quá trình đào tạo tại Khoa.

+ Đổi mới: Trong môi trường luôn biến động và hội nhập, ngành QTKD đòi hỏi sự năng động, nhiệt tình, luôn tiếp thu cái mới, sang tạo, bắt kịp xu thế và vươn lên dẫn đầu thị trường. Đó là nhu cầu đáp ứng việc đào tạo người học có năng lực, phẩm chất cần thiết trong quá trình học tập, làm việc trước và sau khi tốt nghiệp. Năng lực đổi mới gắn với nghề nghiệp lựa chọn và đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, xã hội.

+ Phát triển: Người học phải được đào tạo theo xu hướng hội nhập thế giới, được đánh giá theo tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế. Giáo dục người học có khả năng tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới, tinh hoa văn hóa trên thế giới nhằm thúc đẩy sự phát triển sự nghiệp bản thân của người học, sự thành công của Khoa, của Nhà trường, cũng như sự phát triển, tiến bộ quốc gia.