CTĐT Thạc sĩ Ngành Quản trị Kinh doanh (Định hướng nghiên cứu)

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh theo định hướng nghiên cứu nhằm mục tiêu: đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên môn vững vàng, có kỹ năng nghiên cứu và các kỹ năng mềm, có tinh thần trách nhiệm với xã hội. Từ đó cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội cho TP.HCM, khu vực phía nam, cả nước và từng bước đạt chuẩn quốc tế.

1.2. Mục tiêu cụ thể

– Làm chủ kiến thức cơ sở ngành, kiến thức thực tế, kiến thức lý thuyết sâu, rộng trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh.
– Vận dụng kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá, phản biện thông tin, dữ liệu một cách khoa học và tiên tiến; kỹ năng truyền đạt, phổ biến tri thức trong các lĩnh vực Quản trị kinh doanh.
– Phát triển các năng lực hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm soát; có khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh và tạo lập doanh nghiệp; phát triển năng lực nghiên cứu tự bổ sung kiến thức, đổi mới, khả năng tự định hướng, thích nghi với môi trường luôn biến động và học tập suốt đời.
– Hiểu biết và tuân thủ pháp luật, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp, nâng cao tính chuyên nghiệp và tác phong công nghiệp.

2. Chuẩn đầu ra

* Về kiến thức chung:
– Vận dụng kiến thức khoa học xã hội, phân tích và đánh giá được các nguyên lý vận hành của nền kinh tế để kiểm định và phát triển lý thuyết khoa học.
– Sử dụng các công cụ thống kê toán học, phần mềm tin học trong lĩnh vực
nghiên cứu khoa học một cách sáng tạo.
-Sử dụng được các phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại, tin cậy để kiểm định và phát triển lý thuyết khoa học trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh.
* Về kiến thức nghề nghiệp
– Đánh giá được môi trường kinh doanh trong bối cảnh toàn cầu hóa để xác định các cơ hội và mối đe dọa đối với hoạt động kinh doanh.
– Xây dựng, phát triển chiến lược kinh doanh của tổ chức trong đa dạng các lĩnh vực nghề nghiệp, thiết lập kế hoạch kinh doanh và triển khai dự án khởi nghiệp.
– Phát triển và hoàn thiện các chức năng của quản trị: hoạch định, tổ chức,
lãnh đạo, kiểm soát.
* Về kỹ năng chung: Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, quản lý thời gian, tự học.
* Về kỹ năng nghề nghiệp (Professional skills)
– Vận dụng các kỹ năng nghiên cứu và kỹ năng mềm trong các hoạt động khoa học, tư duy phản biện, ra quyết định, giao tiếp ứng xử, và giải quyết vấn đề.
– Kỹ năng tư duy sáng tạo, dẫn dắt, giám sát và ứng phó nhanh nhẹn với các
tình huống có thể xảy ra trong hoạt động nghiên cứu khoa học.
* Về năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm:
– Có năng lực làm việc độc lập, làm việc nhóm và tự chịu trách nhiệm trong
công việc.
– Có năng lực tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn, có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân, có năng lực học tập suốt đời
– Tôn trọng các giá trị đạo đức nghề nghiệp và thực thi trách nhiệm xã hội.

2. Khả năng nghiên cứu, phát triển nghề nghiệp và nâng cao trình độ sau tốt nghiệp

– Chuyên viên phân tích và tư vấn Quản trị kinh doanh: phân tích và tổng hợp bảo cáo về môi trường kinh doanh, tài chính; lập kế hoạch sản xuất, nhân sự; tư vấn xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh.
– Nhà quản trị cấp trung ở các bộ phận chức năng khác nhau: Giám sát sản xuất; Quản đốc phân xưởng; Trưởng các phòng marketing, nhân sự, vật tư, chất lượng.
– Nhà quản trị cấp cao; Giám đốc nhà máy; Giám đốc điều hành chỉ nhánh/khu vực, Giám đốc/Tổng giám đốc doanh nghiệp/tổ chức/tập đoàn.
– Tự thành lập làm chủ doanh nghiệp và điều hành công ty.
– Giảng viên, nghiên cứu viên của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và các viện nghiên cứu.
– Thạc sĩ Quản trị kinh doanh có khả năng tự học và tự nghiên cứu nâng cao trình độ; có năng lực tiếp tục theo học các chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ trong và ngoài nước.

ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH VÀ QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

* Đối tượng tuyển sinh: đã tốt nghiệp hoạc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp; đối với chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến học tập, nghiên cứu.
* Quá trình đào tạo: Thời gian đào tạo theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa 02 năm đối với chính quy.

ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

– Đã hoàn thành các học phần của chương trình đào tạo và bảo vệ luận văn, đề án đạt yêu cầu;
– Có trình độ ngoại ngữ đạt yêu cầu theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo trước thời điểm xét tốt nghiệp; được minh chứng bằng một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, hoặc bằng tốt nghiệp trinh độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài, hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành khác mà chương trình được thực hiện hoàn toàn bằng ngôn ngữ nước ngoài;
– Đã nộp luận văn được hội đồng đánh giá đạt yêu cầu trở lên, có xác nhận của người hướng dẫn và chủ tịch hội đồng về việc luận văn đã được chỉnh sửa theo kết luận của hội đồng, đóng kèm bản sao kết luận của hội đồng đánh giá luận văn và nhận xét của các phản biện cho Trưởng Đại học Sài Gòn để sử dụng làm tài liệu tham khảo tại thư viện và lưu trữ theo quy định;
– Hoàn thành các trách nhiệm theo quy định của Trường Đại học Sài Gòn; không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không trong thời gian bị kỷ luật, đình chỉ học tập.

MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH (ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU)